Ăn mì tôm có béo không? 1 gói mì bao nhiêu calo?

Nov 6, 2021

Ngày nay, lối sống công nghiệp đã khiến bữa ăn của nhiều người bị thay đổi và không đảm bảo tính khoa học. Nhiều người chọn mì tôm nhanh – gọn – lẹ để thay thế các món ăn khác. Tuy nhiên, dù đây là một món ăn khá ngon nhưng thực sự nó không tốt cho sức khỏe con người. Để lý giải ăn mì tôm có béo không và ăn như thế nào là hợp lý, mời bạn theo dõi nội dung sau!

Ăn mì tôm có béo không?

Bạn lo ngại ăn mì tôm có béo không? Theo nghiên cứu từ các chuyên gia, mì tôm là một trong những loại thực phẩm ăn liền được người dân các nước châu Á ưa chuộng. Nguyên liệu chính để tạo ra sản phẩm này chính là bột mì – một thành phần có giá trị dinh dưỡng vừa phải nhưng đặc biệt lượng calo khá cao.

Ăn mì tôm có béo không?

Liệu ăn mì tôm có béo không?

Không chỉ vậy, mì tôm còn rất hạn chế về chất xơ, còn có tính nóng dễ gây nổi mụn và không tốt cho những người bị tiêu hóa kém, tiểu đường hay tim mạch. Qua đây, đã phần nào giúp bạn giải đáp thắc mắc ăn mì tôm có béo không.  Thực chất là nếu ăn không hợp lý thì vừa gây béo lại gây hại cho sức khỏe.

1 gói mì tôm bao nhiêu calo?

Xét chung trong một gói mì có trọng lượng 100g, chúng ta sẽ tìm thấy trung bình khoảng 385kcal – Một lượng calo khá cao và chiếm đến ¼ lượng calo mà người trưởng thành cần cung cấp mỗi ngày.

Đồng thời chúng cũng nổi tiếng là có nhiều chất béo, carbohydrate và natri.  Mặc dù vậy, lượng chất xơ và protein rất ít, và thiếu các chất dinh dưỡng quan trọng như vitamin A, vitamin C, vitamin B12 và hơn thế nữa. Do đó với những ai đang lo ngại vấn đề tăng cân thì tốt nhất là hạn chế ăn mì tôm.

1 gói mì tôm bao nhiêu calo?

Hàm lượng calo trong mỗi gói mì khá cao

Mì tôm xào hay mì tôm nước nhiều calo hơn?

Tính trung bình thì mì tôm nước thường dao động từ 250-400 calo. Còn với mì xào thì thông thường trong 100g mì sẽ chứa khoảng 190 calo. Nhưng đó là khi bạn sử dụng mì ăn liền và không thêm bất kỳ nguyên liệu nào.

Khi bạn kết hợp mì xào với các nguyên liệu khác, lượng calo sẽ có sự dao động khác nhau. Cụ thể 1 đĩa mì xào chay chỉ chứa khoảng 170 calo, mì xào trứng chứa 190 calo, khi xào với hải sản sẽ chứa khoảng 245 calo, mì xào thịt bò chứa khoảng 500-600 calo.

Qua đó có thể thấy, mì xào sẽ ít calo hơn mì nước. Vậy nên bạn có thể điều chỉnh món ăn này bằng cách xào với nhiều loại nguyên liệu chứa hàm lượng calo tối thiểu nhất.

Mì tôm xào hay mì tôm nước nhiều calo hơn?

Theo nghiên cứu thì mì xào sẽ có lượng calo thấp hơn với mì nước

Ăn mì tôm như thế nào để không béo?

Không chỉ riêng mì tôm và hầu hết với các món ăn khác, bạn cần phải có một chế độ ăn uống khoa học. Dưới đây là một số lời khuyên có ích cho bạn:

Không ăn quá nhiều

Tốt nhất, bạn nên sử dụng mì tôm khoảng 3 lần/tháng và không nên ăn liên tục trong nhiều ngày. Ngoài ra, bạn cần lưu ý:

  • Không nên cho hết muối vào từng gói mì để kiểm soát lượng muối đưa vào cơ thể không vượt quá mức quy định.
  • Không sử dụng gói dầu trong mì ăn liền, vì gói dầu chiếm 90% lượng chất béo trong mỗi gói mì.
  • Trụng mì với nước sôi sẽ giúp bạn loại bỏ lớp màng màu của mì ăn liền.
  • Không nên thêm nhiều gia vị bên ngoài để hạn chế phụ gia khi nấu mì.

Ăn đúng bữa, khoa học

Nếu bạn không có nhiều thời gian để chế biến món ăn thì bạn có thể ăn mì tôm đúng bữa, ăn uống khoa học. Tức là bạn có thể thay thế mì gói trong bữa sáng khi quá bận rộn, nhưng tuyệt đối không thay thế hoàn toàn 3 bữa ăn chính, đặc biệt không nên ăn đêm.

Hạn chế ăn kèm với nguyên liệu có hàm lượng calo cao

Để ăn mì gói một cách khoa học, bạn nên xác định chất dinh dưỡng có trong từng tô mì bao gồm chất đạm, chất béo và tinh bột để tính toán lượng phù hợp đáp ứng nhu cầu giảm cân. Tốt nhất, bạn có thể ăn kèm với rau xanh, thịt bò, trứng, bắp cải…để đảm bảo năng lượng cho cơ thể và chế độ dinh dưỡng khoa học.

Hạn chế ăn kèm với nguyên liệu có hàm lượng calo cao

Bạn cần ăn mì tôm với lượng điều độ, kết hợp với thực phẩm khác một cách khoa học

Cách chế biến mì tôm ít calo nhất cho nàng giảm cân

Nếu bạn thích ăn mì gói nhưng lại vừa muốn không phải lo ngại về vấn đề tăng cân. Cùng tham khảo thử cách chế biến dưới đây để hạn chế tối đa lượng calo và natri nạp vào cơ thể nhé!

Trước hết, hãy chần sơ mì qua nước sôi để loại bỏ hết chất tạo màu, chất bảo quản và dầu chiên trong mì. Nấu một lượt nước sôi mới cho mì vào, tắt bếp để mì không bị nhão. Thêm gia vị, trộn đều và thưởng thức. Điều này sẽ giúp loại bỏ một số chất béo và các sản phẩm phụ có hại trong mì.

Bạn cũng có thể chế biến bằng cách xào mì với rau cải, súp lơ, thịt bò hoặc trộn với salad đều được. Vừa làm cho tô mì trở nên hấp dẫn mà còn giảm tối đa lượng chất béo.

Một số tác hại của việc ăn mì gói quá nhiều

Chúng ta không thể phủ nhận sự hấp dẫn của mì tôm cũng như tính tiện lợi của nó. Tuy nhiên đây cũng là một trong những tác nhân gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe nếu sử dụng quá nhiều. Có thể kể đến như:

Đối mặt với bệnh dạ dày, tiêu hóa

Mì tôm được chiên trong dầu mỡ, chứa nhiều hương liệu, chất phụ gia và nếu sử dụng liên tục trong thời gian dài lâu dần sẽ gây áp lực cho dạ dày trong quá trình tiêu hóa nói chung.

Cụ thể, việc bạn ăn mì gói thường xuyên có thể gây rối loạn chức năng dạ dày, gây ra các triệu chứng như chướng bụng, đau dạ dày… Đặc biệt, trẻ thích ăn mì gói càng dễ bị biếng ăn.

Đối mặt với bệnh dạ dày, tiêu hóa

Ăn mì tôm quá nhiều có thể gây ảnh hưởng cho dạ dày

Bệnh tiểu đường, tim mạch

Nhiều người khi ăn mì gói sẽ chế biến theo ý thích khiến cơ thể nạp quá nhiều chất bột đường và chất béo. Do đó, cơ thể bạn có thể có nguy cơ mắc các bệnh như tim mạch, tiểu đường, cholesterol cao… Biểu hiện ban đầu và dễ thấy nhất như chóng mặt, mệt mỏi, tim đập nhanh…

Bị sỏi thận

Mì ăn liền chứa lượng lớn natri, và việc ăn một tô mì gói không khác gì uống một bát nước tương, nước mắm. Chế độ ăn nhiều muối này có thể làm tăng nguy cơ bị sỏi thận.

Đẩy nhanh quá trình lão hóa

Được biết, chất béo trong mì ăn liền là nguyên nhân hàng đầu làm tăng hàm lượng chất chống oxy hóa, đồng thời làm giảm tốc độ oxy hóa tự nhiên.  Từ đó giúp kéo dài thời gian biến chất của mì ăn liền. Một khi bạn nạp chúng quá nhiều vào cơ thể sẽ tạo ra nhiều chất chống oxy hóa sẽ ảnh hưởng xấu đến hệ nội tiết và thúc đẩy quá trình lão hóa.

Cách giảm cân an toàn và lành mạnh cho người béo

Bạn nên biết rằng chìa khóa làm nên thành công cho việc giảm cân chính là 70% ăn kiêng và 30% tập thể dục. Vì vậy, muốn cải thiện cân nặng, giảm mỡ thừa thì phải kết hợp hai yếu tố này với nhau.

Cách giảm cân an toàn và lành mạnh cho người béo

Có thể chế biến mì tôm thành nhiều cách để hấp dẫn và đồng thời giảm được lượng calo

Bạn cần đảm bảo một chế độ ăn uống lành mạnh, điều độ. Cùng với đó, hãy dành thời gian chơi thể thao và rèn luyện sức khỏe.

Trong bữa ăn của mình, bạn có thể hạn chế tối đa lượng tinh bột và tăng cường ăn nhiều rau xanh, củ quả, trái cây. Hạn chế các loại thực phẩm ngọt, nhiều dầu mỡ, nhiều calo (ví dụ như mì tôm).

Đồng thời không nên ăn đêm vào khoảng sau 8h tối. Nên tập thể dục mỗi sáng hoặc vận động một chút trước khi đi ngủ. Chỉ cần kiên trì, chắc chắn bạn sẽ giảm cân thành công và sớm đạt được vóc dáng như mong muốn.

Với những chia sẻ trên, Thẩm Mỹ Viện Aura hy vọng bạn đã có đáp án chính xác cho câu hỏi ăn mì tôm có béo không. Ngay bây giờ, hãy thay đổi thói quen ăn mì gói để không phải lo ngại về vấn đề tăng cân hay ảnh hưởng sức khỏe nữa nhé!

Tags

thammyaura

Thẩm mỹ viện Quốc tế Aura là một trong những địa chỉ làm đẹp nổi tiếng nhất khu vực Tây Nam Bộ về mô hình làm đẹp quốc tế chuẩn 5 sao, được hàng