Bà bầu ăn chôm chôm có tốt? Lợi ích của chôm chôm mang lại là gì?

Mar 18, 2022

Nhắc đến những loại trái cây tốt cho bà bầu, mọi người thường nghĩ đến vú sữa, lựu, lê, táo mà ít ai nhắc đến chôm chôm. Vậy liệu bà bầu ăn chôm chôm có tốt? Lợi ích chôm chôm mang lại như thế nào? Hãy cùng chúng tôi khám phá trong bài viết này. 

Thành phần dinh dưỡng của chôm chôm có tốt cho bà bầu?

Bầu ăn chôm chôm-Chôm chôm là loại trái cây thơm ngon
Chôm chôm là loại trái cây thơm ngon

Chôm chôm là loại trái cây miền nhiệt đới thơm ngon. Loại trái cây này rất được yêu thích mỗi khi hè về. Với những người bình thường thì chôm chôm là loại trái cây không thể không thưởng thức. Tuy nhiên, đối với bà bầu thì trước khi thưởng thức phải cân nhắc nhiều yếu tố để đảm bảo an toàn cho thai nhi. Vậy bà bầu ăn chôm chôm có được không? Điều này phải dựa vào bảng thành phần dinh dưỡng có trong trái chôm chôm.

Thành phần của chôm chôm gồm:

  • Năng lượng: 82 kcal
  • Nước: 78.04 gam
  • Carbohydrate: 20.87 gam
  • Chất đạm: 20.87 gam
  • Chất xơ: 0.9 gam
  • Chất béo: 0.21 gam
  • Vitamin C: 4.9mg
  • Vitamin B với các loại B1, B2, B3
  • Các loại khoáng chất: kali, canxi, photpho, sắt

Với những bảng thành phần dinh dưỡng trên, chôm chôm không gây ảnh hưởng đến sức khỏe của bà bầu và thai nhi. Thậm chí, loại trái cây này còn cung cấp nhiều chất dinh dưỡng tốt cho bà bầu. 

Lợi ích của chôm chôm mang lại cho bà bầu

Bầu ăn chôm chôm-Những lợi ích khi bà bầu ăn chôm chôm
Những lợi ích khi bà bầu ăn chôm chôm

Bà bầu ăn chôm chôm không những không bị ảnh hưởng đến thai nhi mà còn được hưởng nhiều lợi ích.

Tăng cường sức đề kháng, nâng cao hệ miễn dịch 

Chôm chôm là loại trái cây cung cấp nhiều vitamin và khoáng chất. Với những thành phần này, chôm chôm giúp tăng cường sức đề kháng cho bà bầu. Bên cạnh đó, chôm chôm còn giúp nâng cao hệ miễn dịch. Do đó, các bà bầu không nên bỏ qua loại trái cây này. Khi thưởng thức trái chôm chôm, cơ thể bà bầu sẽ tạo được một lớp rào chắn tránh các tác nhân vi khuẩn, virus tấn công. 

Bổ sung thêm sắt cho cơ thể

Bầu ăn chôm chôm-Ăn chôm chôm giúp bổ sung sắt cho cơ thể
Ăn chôm chôm giúp bổ sung sắt cho cơ thể

Đối với bà bầu, sắt là thành phần vô cùng quan trọng trong quá trình tạo máu, sự hình thành và phát triển của thai nhi. Cơ thể bà bầu nếu thiếu sắt gặp chứng thiếu máu và sức đề kháng bị giảm. Đồng thời, thiếu sắt trong giai đoạn thai kỳ có thể dẫn đến tình trạng sinh non. Vì vậy, trong quá trình mang thai, các bà bầu đều phải đảm bảo duy trì lượng sắt ở mức hợp lý. 

Ngoài bổ sung sắt thông qua các loại thực phẩm như thịt lợn, thịt gà, thịt bò thì chôm chôm cũng là một sự lựa chọn. Trong chôm chôm, hàm lượng sắt là tương đối cao. Vậy nên khi bà bầu ăn chôm chôm sẽ giúp bổ sung sắt vào cơ thể thai nhi phát triển khỏe mạnh.

Làm giảm tình trạng chóng mặt và buồn nôn

Bầu ăn chôm chôm-Bà bầu ăn chôm chôm giúp giảm chóng mặt và buồn nôn
Bà bầu ăn chôm chôm giúp giảm chóng mặt và buồn nôn

Trong giai đoạn thai kỳ, các bà bầu thường gặp tình trạng chóng mặt và buồn nôn. Để giảm tình trạng này, các bà bầu có thể thưởng thức một vài trái chôm chôm. Với vị ngọt thanh, chôm chôm sẽ giúp tan biến cảm giác buồn nôn và chóng mặt.

Giảm lượng cholesterol và ổn định huyết áp

Khi mang thai, các bà bầu phải giữ huyết áp và lượng cholesterol ở mức ổn định. Nếu lượng cholesterol vượt ngưỡng cho phép, huyết áp cao hoặc thấp đều có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe bà bầu và thai nhi.  Để kiểm soát lượng cholesterol và ổn định huyết áp, bà bầu có thể ăn chôm chôm. Những thành phần dinh dưỡng trong trái chôm chôm sẽ giúp huyết áp duy trì ở mức ổn định. Lượng cholesterol trong máu cũng được đảm bảo ở mức an toàn.

Đào thải độc tố, thanh lọc cơ thể

Bầu ăn chôm chôm-Trái chôm chôm giúp đào thải độc tố, thanh lọc cơ thể
Trái chôm chôm giúp đào thải độc tố, thanh lọc cơ thể

Bầu ăn chôm chôm tốt cho cơ thể. Bởi trong chôm chôm có chứa thành phần vitamin C và photpho. Những thành phần này có khả năng đào thải độc tố và thanh lọc cơ thể. Khi độc tố được loại bỏ sẽ hạn chế được nguy cơ mắc bệnh trong giai đoạn mang bầu.

Cung cấp vitamin E giúp làm đẹp da và tóc

Trong giai đoạn mang thai, các chị em thường gặp những vấn đề về da và tóc. Làn da khi mang bầu dễ bị sạm, nám, rạn. Tóc thường gặp tình trạng rụng. Vì vậy, chị em nên ăn chôm chôm khi có bầu. Bởi hàm lượng vitamin có trong trái chôm chôm sẽ vừa giúp chăm sóc da và tóc. Khi cơ thể được cung cấp đủ lượng vitamin, làn da sẽ căng bóng, hạn chế được các tác nhân gây mụn. Đồng thời, nguy cơ gây rụng tóc khi mang bầu và sau sinh cũng giảm đi đáng kể.

Hỗ trợ chức năng hệ tiêu hóa

Khi mang bầu, các chị em thường gặp các vấn đề về hệ tiêu hóa như đầy hơi, táo bón. Nhưng khi bà bầu ăn chôm chôm trong ngưỡng cho phép sẽ giúp hạn chế các vấn đề này. Bởi thành phần dinh dưỡng trong chôm chôm sẽ hỗ trợ chức năng hệ tiêu hóa.

Một số tác dụng phụ khi bà bầu ăn chôm chôm

Bầu ăn chôm chôm-Ăn chôm chôm có thể gặp một số tác dụng phụ
Ăn chôm chôm có thể gặp một số tác dụng phụ

Không thể phủ nhận những lợi ích to lớn của chôm chôm mang lại. Tuy nhiên, các bà bầu phải kiểm soát lượng chôm chôm ăn ở mức hợp lý. Nếu ăn quá nhiều chôm chôm có thể dẫn đến một số tác dụng phụ dưới đây:

Tăng lượng cholesterol

Nếu bà bầu ăn chôm chôm ở mức vừa phải sẽ không tác động đến lượng cholesterol trong cơ thể. Tuy nhiên, nếu vượt ngưỡng cho phép sẽ dẫn đến tình trạng cholesterol tăng vọt. Nguyên nhân là trong chôm chôm có đường. Khi vào cơ thể lượng đường này có thể chuyển hóa thành rượu dẫn đến chỉ số cholesterol tăng.

Tăng chỉ số đường huyết

Như chia sẻ trong trái chôm chôm có chứa hàm lượng đường cao. Do đó, nếu ăn chôm chôm số lượng nhiều trong thời gian có thể khiến chỉ số đường huyết cao gây ra tình trạng đái tháo đường thai kỳ.

Những điều cần lưu ý khi bà bầu ăn chôm chôm

Vì có thể gây ra tác dụng phụ nên khi bà bầu ăn chôm chôm phải bỏ túi các lưu ý sau:

Kiểm soát lượng chôm chôm ăn ở mức hợp lý

Bầu ăn chôm chôm-Kiểm soát lượng ăn chôm chôm ở mức hợp lý
Kiểm soát lượng ăn chôm chôm ở mức hợp lý

Chôm chôm là loại trái cây ngon. Khi thưởng thức sẽ rất dễ “nghiện”. Tuy nhiên, chôm chôm ăn quá nhiều không tốt. Do đó, các chị em mang bầu cần kiểm soát lượng ăn một cách hợp ý để tốt cho cơ thể và sự phát triển của thai nhi. Lượng chôm chôm thích hợp cho bà bầu là 5-6 quả/ngày.

Nên ăn chôm chôm đúng mùa và lựa chọn mua tại đơn vị uy tín 

Các bà bầu chỉ nên ăn chôm chôm đúng mùa. Bởi nếu trái mùa chôm chôm sẽ phải dùng các chất bảo quản để giữ được lâu. Với cơ thể nhạy cảm của bà bầu thì tốt nhất nên tránh những loại trái cây có sử dụng các chất bảo quản. Chôm chôm đúng mùa là vào giai đoạn từ tháng 6 đến tháng 9.

Ngoài lựa chọn theo mùa, các bà bầu cũng cần lưu ý chọn mua chôm chôm tại các cửa hàng uy tín. Những cửa hàng hoa quả sạch sẽ giúp chị em an tâm hơn khi thưởng thức. Bởi những đơn vị không uy tín thường bảo quản chôm chôm bằng các hóa chất độc hại với mục đích quả tươi lâu. Khi chọn chôm chôm nên chọn những trái to đều, cầm chắc tay. Những trái này sẽ có cùi dày và mọng nước.

Không sử dụng miệng để bóc vỏ chôm chôm

Bầu ăn chôm chôm- Bầu ăn chôm chôm không nên cắn vỏ bằng miệng vì vỏ chôm chôm không tốt cho mẹ bầu
Bầu ăn chôm chôm không nên cắn vỏ bằng miệng vì vỏ chôm chôm không tốt cho mẹ bầu

Các bà bầu không nên sử dụng miệng để bóc vỏ chôm chôm. Lớp vỏ chôm chôm xù xì rất dễ bám bụi bẩn và các chất bảo quản. Do đó, để tránh vi khuẩn xâm nhập vào khoang miệng, khi thưởng thức các chị em nên rửa qua chôm chôm với nước sạch. Sau đó, chị em dùng dao cứa để bỏ lớp vỏ chôm chôm trước khi ăn.

LỜI KẾT

Trên đây là giải đáp băn khoăn bầu ăn chôm chôm có tốt không và những lợi ích của loại trái cây này mang lại. Hy vọng những thông tin sau của Thẩm mỹ viện Quốc tế Aura sẽ giúp các bà bầu hiểu rõ về loại trái cây thơm ngon này. Tránh ăn nhiều chôm chôm vì loại trái cây này có thể gây nóng cho mẹ bầu nhé.

Tags

thammyaura

Thẩm mỹ viện Quốc tế Aura là một trong những địa chỉ làm đẹp nổi tiếng nhất khu vực Tây Nam Bộ về mô hình làm đẹp quốc tế chuẩn 5 sao, được hàng